Nồi nấu chậm ngày càng trở nên phổ biến hơn với các mẹ nội trợ, đặc biệt là các mẹ bỉm đang trong quá trình tập ăn cho con. Để có thể dùng nồi nấu chậm tốt nhất, mời bạn xem qua cách sử dụng nồi nấu cháo chậm, những lưu ý khi dùng và vệ sinh nồi nấu chậm trong bài viết sau nhé!
1Những món ăn có thể chế biến bằng nồi nấu chậm
Nồi nấu chậm thường được sử dụng chuyên dụng cho việc chế biến các món cháo dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm như cháo cà rốt, cháo tôm rau dền,… Bên cạnh đó, nồi này còn được dùng để hầm xương, chưng yến hay kho các món thịt vô cùng tiện dụng, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.
Những món ăn được làm từ nồi nấu chậm được đảm bảo giữ trọn vị thơm ngon, dưỡng chất có trong món ăn, chín mềm mà cấu trúc pectin trong thực phẩm không bị phá vỡ. Các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng chiếc nồi này để làm ra những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng cho bé tập ăn dặm.
Nồi nấu chậm giúp bạn chế biến nhiều món ăn bổ dưỡng, thơm ngon.
2. Cách sử dụng nồi nấu chậm
Bước 1: Bạn đặt nguyên liệu cần nấu vào ngăn sứ rời.
Bước 2: Bạn đặt ngăn sứ rời vào thân nồi và đậy nắp thủy tinh lại.
Bước 3: Bạn điều chỉnh nút công tắc về vị trí OFF (Tắt nguồn) rồi cắm phích vào nguồn điện.
Bước 4: Bạn mở nguồn cho nồi nấu chậm và chọn chế độ phù hợp với loại thức ăn mà bạn chuẩn bị nấu.
Lưu ý: Hiện nay, có rất nhiều thiết kế nồi với hệ thống nút chọn chế độ nấu khác nhau trên thị trường. Bạn cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng để có thể lựa chọn chế độ nấu chính xác nhất nhé!
Bước 5: Sau khi đã sử dụng nồi xong, bạn hãy đặt nút công tắc về vị trí OFF trở lại và tắt nguồn điện, rút phích cắm nhé!
Nồi nấu chậm Panasonic 3 lít NF-N31AWRA
3Vệ sinh nồi nấu chậm
Sau khi đã sử dụng nồi nấu chậm, bạn hãy làm theo các hướng dẫn dưới đây để vệ sinh nồi sạch sẽ, không bị bụi bẩn, nấm mốc nhé:
Thân nồi, đáy nồi
Đối với bộ phân thân nồi và đáy nồi bạn hãy sử dụng một miếng vải mềm, sạch. Bạn làm ẩm tấm vải bằng nước sạch. Sau đó, bạn dùng tấm vải lau khô bề mặt thân nồi, đáy nồi là được nhé!
Nắp nồi
Vì chiếc nắp nồi thường được làm bằng chất liệu thủy tinh nên chúng ta có thể sử dụng miếng mút cùng nước rửa chén để cọ sạch. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bỏ vào máy rửa bát đĩa để làm sạch.
Ngăn sứ rời
Ngăn sứ rời là nơi tiếp xúc với thức ăn, bạn cần vệ sinh kĩ để làm sạch, ngăn mùi còn vương lại sau khi nấu.
Ngoài máy rửa bán đĩa, bạn có thể dùng miếng bọt biển hoặc vải có thấm nước xà phòng để tẩy rửa. Sau khi cọ rửa, bạn lau khô ngăn sứ rời bằng vải mềm.
Ngăn bảo vệ
Dùng một tấm vải ẩm lau sạch ngăn bảo vệ sau mỗi lần sử dụng. Ngoài ra, bạn có thể xịt nhẹ chất tẩy rửa đa dụng lên ngăn bảo vệ, dùng miếng cọ rửa lau qua để làm sạch ngăn bảo vệ. Sau đó, dùng khăn sạch lau khô để duy trì độ bóng ban đầu của vỏ nồi.
4Lưu ý khi sử dụng nồi nấu chậm
Lưu ý khi sử dụng nồi
Bạn nên cài đặt hẹn giờ cho nồi thối thiểu là 30 phút và tối đa là 24 giờ vì để lâu thực phẩm sẽ không tốt cho sức khỏe. Đối với các loại thực phẩm dễ biến chất khi gặp thời tiết nóng nực, bạn không nên cài đặt chế độ hẹn trước quá lâu vì để quá lâu thực phẩm sẽ dễ bị biến chất. Khi nấu thực phẩm xong, bạn hãy chờ nồi nguội đi bớt rồi mới bắt đầu nấu món ăn tiếp theo nhé.
Khi bạn muốn cài đặt hẹn giờ cho nồi nấu chậm, bạn hãy hẹn trước trước khi cài đặt chế độ nấu nha. Bạn không nên để ngăn bảo vệ tiếp xúc quá nhiều với giấm hay muối bởi chúng có thể làm ngăn bị ăn mòn. Khi tháo ngăn sứ rời ra khỏi thân nồi, bạn hãy thật cẩn thận, đảm bảo rằng ngăn sứ đã được tháo rời hoàn toàn rồi bạn mới di chuyển nồi đi vị trí khác. Để nồi có tuổi thọ cao, hoạt động bền bỉ, bạn cần tuân theo thời gian nấu tối đa đã được hãng quy định.
Lưu ý khi vệ sinh nồi
Khi vệ sinh nồi, bạn cần chú ý không ngâm ngăn sứ rời trong nước hay chất lỏng khác quá lâu. Tuyệt đối không sử dụng các chất tẩy rửa có tính ăn mòn cao và dụng cụ cọ rửa sắc nhọn để vệ sinh ngăn sứ rời hay nắp thủy tinh bạn vì khi làm vậy bề mặt của ngăn sứ và nắp sẽ bị trầy xước, không an toàn khi nấu nướng. Bên cạnh đó, các bộ phận của nồi khi rửa xong bạn hãy để chúng khô ráo hoàn toàn rồi mới cất đi nhé.
Nguồn ĐMX